Trang chủ Đại sứ quán Tin tức & Thông cáo Báo chí Lá thư mở của các nhóm nhân quyền Palestine gửi đến Ngài António Guterres, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và ông Zeid Ra Alad Al Hussein, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc

Lá thư mở của các nhóm nhân quyền Palestine gửi đến Ngài António Guterres, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và ông Zeid Ra Alad Al Hussein, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc

Thứ sáu, 11 Tháng 5 2018 13:42

 

Lá thư mở của các nhóm nhân quyền Palestine gửi đến Ngài António Guterres, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và ông Zeid Ra Alad Al Hussein, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc về việc tẩy chay lễ khai trương Đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem và kêu gọi Israel ngừng bắn những người biểu tình tại dải Gaza.

 

Thưa các quý Ngài,

Thay mặt cho các tổ chức nhân quyền Al-Haq, Adalah và Trung tâm Nhân quyền Al Mezan của Palestine, chúng tôi gửi lá thư mở này đến các ngài với mối quan ngại sâu sắc. Trong những ngày tới, người Palestine sẽ kỉ niệm 70 năm ngày Nakba, đánh dấu sự kiện trục xuất hàng loạt người tỵ nạn Palestine vào năm 1948 và bảy mươi năm phiêu bạt của người dân Palestine ở cả hai bên Đường Xanh. Kể từ năm 1948, người Palestine vẫn liên tục phải chịu đựng sự kiện Nakba mà đại diện cho nó là sự phủ nhận có hệ thống các quyền của họ và sự phân biệt đối xử được thể chế hóa nhằm chống lại họ.

Trong khi người Palestine chuẩn bị kỷ niệm sự kiện Nakba vào ngày 15 tháng 5 nhằm kêu gọi việc hiện thức hóa các quyền bất khả xâm phạm của họ, thì Chính phủ Hoa Kỳ chuẩn bị di dời bất hợp pháp đại sứ quán nước này từ Tel Aviv đến Jerusalem, đây là sự vi phạm luật pháp quốc tế. Trong thực tế, cộng đồng quốc tế chưa bao giờ công nhận bất kỳ phần nào của Jerusalem là thủ đô của Israel, và coi việc sát nhập Đông Jerusalem bị chiếm đóng là bất hợp pháp. Do đó, các đại diện ngoại giao và đại sứ các nước phải được tránh không tham dự lễ khai trương Đại sứ quán vào ngày 14 tháng 5, và các quốc gia thứ ba tiếp tục nghĩa vụ không tham gia hay hợp tác với quan chức Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Jerusalem sau khi mở đại sứ quán. 

Việc di dời đại sứ quán Hoa Kỳ ngay trước lễ kỷ niệm mang tính bước ngoặt ngày Nakba chỉ làm kéo dài sự miễn tội bấy lâu cho người Israel khỏi những vi phạm có hệ thống và ngày càng lan rộng của họ đối với người Palestine, bao gồm vi phạm đối với những quyền cơ bản về cuộc sống, tự do di chuyển, thoát khỏi sự ngược đãi và quyền bảo vệ nhân phẩm. Sự vi phạm gần đây nhất là sự đàn áp tàn bạo của lực lượng chiếm đóng Israel đối với các cuộc biểu tình hòa bình “Great Return March” tại dải Gaza bắt đầu từ ngày 30 tháng 3 năm 2018. Ngày nay, gần hai triệu người Palestine ở Dải Gaza phải tiếp tục sống trong ngột ngạt do sự phong tỏa mà Israel áp đặt, biến Gaza thành một nhà tù ngoài trời không thể ở, được thiết kế không bền vững cho cuộc sống của người Palestine. Hơn 50 năm chiếm đóng quân sự tàn bảo của Israel có nghĩa là sát nhập các phần quan trọng của lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng để mở rộng sự định cư bất hợp pháp của Israel và khai thác của cải và tài nguyên thiên nhiên của Palestine nhằm phục vụ lợi ích nền kinh tế của thế lực chiếm đóng.

Trong khi Liên hợp quốc (LHQ) đã cảnh báo rằng Gaza sẽ trở thành một nơi không thể sống được, cần phải hành động ngay để đưa sự chiếm đóng, phong tỏa, đóng cửa và trừng phạt tập thể bất hợp pháp mà Israel đang thực thi đến hồi kết. Cộng đồng quốc tế phải cùng hợp tác để đảm bảo việc hiện thực hóa các quyền tự quyết bất khả xâm phạm của người Palestine, bao gồm quyền chủ quyền vĩnh viễn đối với của cải và tài nguyên thiên nhiên, quyền của người tị nạn Palestine được trở về làng mạc và thành phố của họ, theo như luật pháp quốc tế. Liên Hợp Quốc, thông qua Cơ quan cứu trợ và việc làm cho người tị nạn Palestine ở vùng cận đông (UNRWA), có trách nhiệm chính trong việc thực hiện một giải pháp công bằng và lâu dài cho câu hỏi về người tị nạn Palestine. Cho đến khi giải pháp đó đạt được, tài chính của UNRWA phải được bảo đảm như là một diễn viên phi chính trị được giao trách nhiệm cung cấp dịch vụ và bảo vệ cho gần sáu triệu người tị nạn Palestine.

Trong tuần tới, các cuộc biểu tình quy mô lớn dự kiến sẽ diễn ra trên khắp Palestine trong sự tiếp tục của chuỗi biểu tình “ Great Return March” đã bắt đầu vào ngày 30 tháng 3, nhằm phản đối việc di đời đại sứ quán Hoa Kỳ đến Jerusalem vào ngày 14 tháng 5, và cũng để tưởng niệm Nakba vào ngày 15 tháng 5. Trong sáu tuần vừa qua, lực lượng chiếm đóng của Israel đã gia tăng việc sử dụng vũ lực nhằm ngăn chặn “Great Return March”, trong đó, họ đã phạm phải những vụ giết người nghiêm trọng đối với những người được bảo vệ, được tính như tội ác chiến tranh, như cảnh báo của Công tố viên Tòa án Hình sự Quốc tế và Văn phòng Cao ủy Nhân quyền, cùng với các chuyên gia nhân quyền khác. Trong bối cảnh này, Israel phải được nhắc nhở nghiêm khắc về các nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế, không phải là sử dụng các lực lượng gây sát thương nhằm chống lại người biểu tình ôn hòa Palestine.

Theo đó, Al-Haq, Adalah và Al Mezan kêu gọi Tổng thư ký LHQ và Cao ủy Liên hợp quốc về Nhân quyền:

1. Lên án những vụ tàn sát người Palestine tiến hành bởi lực lượng chiếm đóng Israel và việc sử dụng vũ lực quá mức cho phép để chống lại những người biểu tình Palestine không vũ trang, dẫn đến những vụ giết chóc và làm bị thương người Palestine kể từ ngày 30 tháng 3 năm 2018;

2. Kêu gọi Israel hành động phù hợp với luật pháp quốc tế trong việc kiểm soát các nhóm Palestine ôn hòa, dự kiến sẽ tăng lên trong những ngày tới trên lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, và tránh sử dụng vũ lực, bao gồm các lực lượng sát thương, phù hợp với nghĩa vụ của họ theo các nguyên tắc cơ bản của LHQ về việc sử dụng vũ lực và vũ khí của các viên chức thực thi pháp luật và Bộ quy tắc ứng xử của LHQ đối với các viên chức thực thi pháp luật;

3. Kêu gọi các đại diện quốc gia và các quan chức LHQ không tham dự lễ khai trương Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Jerusalem vào ngày 14 tháng 5 và cũng không tham gia với các quan chức Đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem sau khi họ mở cửa, phù hợp với nghĩa vụ của họ về việc không công nhận việc di dời đại sứ quán Hoa Kỳ là hợp pháp, như đã được tái khẳng định bởi Đại hội đồng LHQ;

4. Yêu cầu Israel ngay lập tức dỡ bỏ việc đóng cửa và phong tỏa trái pháp luật Dải Gaza và chấm dứt mọi hình thức trừng phạt tập thể đối với người dân Palestine ở đó; 

5. Áp dụng các biện pháp nhằm chấm dứt 50 năm chiếm đóng lãnh thổ Palestine của người Israel và đảm bảo việc hiện thực hóa các quyền tự quyết của người Palestine, bao gồm quyền chủ quyền vĩnh viễn đối với của cải và tài nguyên thiên nhiên, quyền của người tỵ nạn Palestine được trở về nhà của họ, theo quy định của pháp luật quốc tế;

6. Tiếp tục sự hỗ trợ quốc tế cho các quyền của người tị nạn Palestine được trở về nhà họ, theo quy định của pháp luật quốc tế, và đảm bảo sự hỗ trợ và tài trợ đầy đủ của UNRWA để duy trì nhiệm vụ phi chính trị của cơ quan này trong việc bảo vệ và cung cấp dịch vụ cho người tỵ nạn Palestine, cho đến khi đạt được một giải pháp công bằng và lâu dài cho hoàn cảnh của họ;

7. Thiết lập một cuộc điều tra độc lập và minh bạch về việc lực lượng chiếm đóng Israel sử dụng hỏa lực và các tay bắn tỉa gây ra các vụ giết người và làm bị thương những người biểu tình Palestine ở dải Gaza kể từ ngày 30 tháng 3 năm 2018;

8. Thúc giục việc triệu tập một phiên họp đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhằm giải quyết tình trạng nhân quyền đang xấu đi trên lãnh thổ Palestine khi mà Israel tiếp tục không bị trừng phạt bởi các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế đối với người Palestine được bảo vệ, đáng chú ý là những vi phạm trên dải Gaza bị chiếm đóng.

Câu hỏi chưa có lời giải lâu nhất thuộc trách nhiệm của Liên hợp quốc, Palestine đã trở thành một phép thử quỳ tím về hiệu quả của hệ thống quốc tế nói chung và sự sẵn lòng tuân theo các quy tắc pháp luật và hành động để đối mặt với những vi phạm mang tính hệ thống và ngày càng lan rộng đối với luật nhân quyền quốc tế và luật nhân đạo của cộng đồng quốc tế. Trong khi người Palestine kỉ niệm 70 sự kiện Nakba, Al-Haq, Adalah, và Al Mezan kêu gọi Tổng thư ký Liên hợp quốc và Cao ủy Liên hợp quốc về Nhân quyền hãy đảm bảo những yêu cầu của Palestine cuối cùng sẽ được nghe thấu và quyền của họ được thực thi, đồng thời những kẻ phạm tội phải chịu trách nhiệm và các nạn nhân được đảm bảo quyền được hưởng một phương thức khắc phục hiệu quả.

Trân trọng!