Trang chủ Giới thiệu Palestine Thông tin đất nước Ngày Nhân đạo Thế giới có ý nghĩa như thế nào với người Palestine?

Ngày Nhân đạo Thế giới có ý nghĩa như thế nào với người Palestine?

Nhà nước Palestine

Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO)

Phòng Đàm phán

 

NGÀY NHÂN ĐẠO THẾ GIỚI

Ngày Nhân đạo Thế giới có ý nghĩa như thế nào với người Palestine?

 

Ngày 19 tháng 8 năm 2017

 

Trên khắp toàn cầu, người dân đang bị kéo vào những xung đột tiếp diễn do chiến tranh, nghèo đói, bất bình đẳng về kinh tế, bất ổn chính trị và các nguyên nhân khác; khiến hàng triệu thường dân phải rời bỏ nhà cửa và đất nước mình. Tương tự như vậy, và kể từ năm 1948, người Palestine vẫn phải tiếp tục chịu đựng việc bị trục xuất, bị chia rẽ kéo dài, và sự chiếm đóng quân sự. Năm nay, Liên hợp quốc đưa ra một chiến dịch nêu bật hoàn cảnh của những dân tộc đang phải chịu xung đột giống như dân tộc Palestine, đòi hỏi cộng đồng quốc tế làm mọi việc ‘trong khả năng của mình để bảo vệ các thường dân trong xung đột’. Theo Liên hợp quốc, kể từ năm 2003, Ngày Nhân đạo Thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 19 tháng 8 để ‘bày tỏ lòng kính trọng đối với những người làm công tác cứu trợ, những người đã chấp nhận rủi ro với cả mạng sống của mình trong công tác nhân đạo, và để tập hợp sự ủng hộ dành cho những người bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng trên khắp thế giới’.

 

Vụ ám sát Bá tước Bernadotte – Nhà hòa giải đầu tiên của Liên hợp quốc 

Người hòa giải của Liên hợp quốc tại Palestine, Bá tước Folke  Bernadotte, được Liên hợp quốc bổ nhiệm vào ngày 20/5/1948 trong bối cảnh vấn đề Palestine. Là một nhà hoạt động nhân đạo tận tâm, Bá tước Bernadotte đã đến Palestine sau khi làm chủ tịch Hội Chữ thập Đỏ Thụy Điển, nơi ông là người anh hùng đã cứu hơn 20.000 người khỏi nạn tàn sát người Do thái, trong đó có hàng nghìn người Do thái. 

Tháng 9 năm 1948, trong suốt thảm họa ‘Nakba’ của người Palestine, ông đã viết một số báo cáo, một trong số đó tuyên bố: 

‘Cuộc di cư của người Ả Rập Palestine bắt nguồn từ nỗi khiếp sợ gây ra bởi sự giao chiến trong cộng đồng của họ, bởi những lời đồn thổi liên quan tới các hành động khủng bố có thật hoặc được viện dẫn, hoặc việc trục xuất. Sẽ là vi phạm các nguyên tắc công lý cơ bản nếu những nạn nhân vô tội của xung đột này bị từ chối quyền được trở về nhà của họ, trong khi người nhập cư Do thái đổ về Palestine, và trên thực tế, ít nhất là mang lại mối đe dọa thay thế vĩnh viễn người tị nạn Ả Rập, những người đã sống ở vùng đất này trong suốt nhiều thế kỉ’. 

Hành động quan trọng cuối cùng của Bá tước Bernadotte là mang lại một thỏa ước ngừng bắn trong cuộc Chiến tranh năm 1948. Nhưng ông đã qua đời khi một nhóm khủng bố của Israel mang tên ‘Stern Gang’ (Băng máu lạnh), được chỉ huy bởi Yitzhak Shamir, người sau này trở thành Thủ tướng của Israel, đã ám sát ông tại Jerusalem vào ngày 17/9/1948, một ngày sau khi bản báo cáo của Bá tước Bernadotte được hoàn thành. Dù ông bị ám sát, nhưng các báo cáo của ông vẫn trở thành nền tảng cho Nghị quyết 194 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ngày 11/12/1948), trong đó tái khẳng định quyền được trở về và được bồi thường thiệt hại chiến tranh của người tị nạn Palestine. Việc Israel được miễn tội về vụ ám sát Bá tước Bernadotte đã đánh dấu cho hàng chục năm với những cuộc tấn công bừa bãi của Israel nhằm vào thường dân và nhân sự của Liên hợp quốc.

  

Israel không đếm xỉa tới các trách nhiệm của mình theo Luật Nhân đạo Quốc tế 

Israel vi phạm có hệ thống các nghĩa vụ của mình theo Luật Nhân đạo Quốc tế, trong đó có việc bảo vệ nhóm dân số thường dân mà Israel chiếm đóng. Các khu liên hợp công nghiệp định cư của Israel, trong đó có các khu định cư trái phép, bức tường chiếm đóng, những hạn chế về đi lại, và hoạt động định cư, vẫn tiếp tục vi phạm chủ quyền của Palestine và quyền tự quyết của người Palestine, vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc và nhiều nghị quyết của Liên hợp quốc về vấn đề này. 

Những chính sách này của Israel đã gây rối loạn và cản trở nghiêm trọng công tác nhân đạo vô giá của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, Liên minh Châu Âu, xã hội dân sự và các Nhà nước khác. Điều này không chỉ xảy ra ở Gaza, nơi đang nằm dưới sự bao vây và chiếm đóng bất hợp pháp, mà cả ở trong và quanh Đông Jerusalem bị chiếm đóng, nơi sinh sống của những nhóm dân số dễ bị tổn thương ở cái gọi là Khu C, tương đương với 61% Bờ Tây bị chiếm đóng. Các cán bộ cứu trợ phải chịu đựng sự quấy rối liên miên của các lực lượng chiếm đóng và những người định cư trái phép của Israel. Trong vòng vài năm trở lại đây, tình hình càng xấu đi với việc Israel tăng cường các chính sách cưỡng bức di dời, chủ yếu thông qua việc phá hủy nhà cửa và tịch thu viện trợ nhân đạo.

 

Các cuộc tấn công của Israel nhằm vào người tị nạn Palestine và các khu nhà ẩn náu của Liên hợp quốc ở Li-băng 

Khi Israel chiếm đóng Li-băng năm 1982, họ đã cho phép hai vụ tàn sát dã man hàng nghìn thường dân Palestine tại hai trại tị nạn Sabra và Shatila do Cơ quan Cứu trợ và Việc làm cho Người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc ở vùng Viễn Đông (UNRWA) quản lý. Đây là một trong số vài tội ác của Israel trong giai đoạn họ chiếm đóng Li-băng. Năm 1996, các lực lượng chiếm đóng Israel cố ý tấn công một khu nhà trú ẩn của Liên hợp quốc tại khu Qana nằm ở phía nam Li-băng, giết hại 106 thường dân đang được Liên hợp quốc bảo vệ và khiến 116 người khác bị thương nặng, trong đó có 4 sứ giả hòa bình của Liên hợp quốc. Israel chưa bao giờ bị quy định hình phạt cho bất kỳ tội ác nào của mình với thường dân ở Li-băng.

 

Các cuộc tấn công của Israel vào Gaza 

Trong cuộc tấn công lớn gần đây nhất vào Gaza năm 2014, Israel cố ý tấn công các bệnh viện của Palestine và cơ sở hạ tầng của Liên hợp quốc, bao gồm các trường học đang được sử dụng làm nơi trú ẩn. Trong gần 50 ngày tấn công có hệ thống, Israel đã giết hại 2.145 người Palestine, trong đó có 581 trẻ em. Khi nói tới các cuộc tấn công vào các khu trú ẩn của Liên hợp quốc, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon tuyên bố, ‘Đây là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, khi những người trông chờ được họ bảo vệ, những người tìm kiếm và đã được cho ẩn áu tại đó đã bị từ chối các hy vọng và sự tin tưởng’. 

Gần 70.000 tòa nhà của thường dân ở Gaza đã bị phá hoại, một phần hoặc toàn bộ. 17 bệnh viện bị phá hoại, 34 phòng khám phải đóng cửa, 50 phòng khám bị phá hoại và 16 xe cấp cứu bị tấn công. Ít nhất 136 trường học của UNRWA đã bị phá hoại, trong đó có 3 vụ thảm sát do Israel ném bom vào nơi trú ẩn của Liên hợp quốc. Mặc dù Ủy ban Điều tra độc lập của Liên hợp quốc đã kết luận rằng có bằng chứng về các tội ác chiến tranh của Israel ở Gaza, nhưng sau đó không hề có hành động nào để buộc Israel phải chịu trách nhiệm.

 

Sự kích động chống lại nhân viên của Liên hợp quốc và Xã hội Dân sự 

Chính phủ Israel tiếp tục khiêu khích chống đối vai trò của Liên hợp quốc, trong đó có sự công kích cá nhân và các chiến dịch nhơ bẩn nhắm vào các quan chức Liên hợp quốc, từ những người phát ngôn của UNRWA tới Điều phối viên Nhân đạo. Những sự công kích như vậy bao gồm các âm mưu giải tán UNRWA, cơ quan cung cấp viện trợ nhân đạo và các dịch vụ khác cho hàng triệu người tị nạn Palestine, cấm các quan chức Liên hợp quốc thực hiện các sứ mệnh tìm kiếm sự thật được vào nước này, một trong số đó là Báo cáo viên Đặc biệt về Tình hình Nhân quyền tại Lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng từ năm 1967, cùng các quan chức Liên hợp quốc khác. 

Những chiến dịch nhơ bẩn như vậy cũng nhắm vào các tổ chức xã hội dân sự của Palestine, Israel và quốc tế hoạt động trong các lĩnh vực viện trợ nhân đạo và nhân quyền. Các nhóm được quốc tế công nhận như Al Haq, Ân xá Quốc tế, B’Tselem, Bác sĩ không Biên giới, Oxfam và Hội đồng Nhà thờ Thế giới, đều là nạn nhân của các chiến dịch này. Trong bối cảnh các cuộc tấn công như vậy, đã có những báo cáo về mối đe dọa đến tính mạng của những người bảo vệ nhân quyền, bên cạnh những rào cản thông thường mà sự chiếm đóng của Israel vốn đã gây ra với công việc của họ, bao gồm việc cấm vào Palestine bị chiếm đóng và tịch thu viện trợ nhân đạo.

 

Tấn công Nhân viên cứu trợ mà hoàn toàn không bị trừng phạt 

Việc Israel hoàn toàn không tôn trọng các nghĩa vụ của mình theo luật nhân đạo quốc tế là phù hợp với văn hóa không bị trừng phạt mà cộng đồng quốc tế đã trao cho nước này. Kể từ vụ ám sát Bá tước Bernadotte năm 1948, các vụ tấn công của Israel nhắm vào dân thường đang bị chiếm đóng và cán bộ cứu trợ chỉ gia tăng mà thôi. Sự kích động chống lại công tác nhân đạo của các tổ chức này là một yếu tố chính trong hoạt động ngoại giao và các chính sách của Israel. 

Bất chấp những vi phạm có hệ thống và tiếp diễn của Israel đối với Hiến chương Liên hợp quốc, nước này không những được miễn tội mà còn được khen thưởng: Thật oái oăm, Israel đang chủ trì Ủy ban VI của Liên hợp quốc (Các Vấn đề Pháp lý) và đang tìm một ghế trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. 

Trong khi đó, dân tộc Palestine vẫn tiếp tục đòi hỏi quyền của mình như một dân tộc được bảo vệ và quyền được thực thi đầy đủ các quyền bất khả xâm phạm của mình như đã được Liên hợp quốc công nhận. Đòi hỏi này đã được nhấn mạnh trong các sự cố gần đây xảy ra ở Jerusalem, vốn là kết quả của những thực tiễn bất hợp pháp đang tiếp diễn của Israel. Tất cả các sự cố này đều kêu gọi Cộng đồng Quốc tế có những bước đi tích cực và ngay lập tức nhằm đảm bảo các quyền bất khả xâm phạm của Dân tộc Palestine.