Trang chủ Đại sứ quán Tin tức & Thông cáo Báo chí Hỏi đáp Nhân Ngày Nước Thế giới 2017: Sự phân biệt chủng tộc của Israel về Nước

Hỏi đáp Nhân Ngày Nước Thế giới 2017: Sự phân biệt chủng tộc của Israel về Nước

Thứ năm, 23 Tháng 3 2017 16:31
  1. Các nguồn nước ở Palestine và Israel nên được chia sẻ như thế nào? 

Theo quan điểm của Palestine, việc chia sẻ các nguồn nước xuyên biên giới giữa Palestine và Israel phải được điều chỉnh bởi luật pháp quốc tế và các nguyên tắc chính của luật pháp quốc tế. 

Quyền được cấp nước và hệ thống vệ sinh, một quyền cơ bản của con người, được quy định dứt khoát và rõ ràng thông qua các công ước quốc tế như Công ước Quốc tế về Các Quyền Kinh tế và Xã hội (ICESCR), Công ước về Chống mọi hình thức Phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) và Công ước về Quyền trẻ em (CRC). Trên thực tế, tất cả các nguồn nước ngọt xuyên biên giới phải được chia sẻ "công bằng và hợp lý" theo luật quốc tế thông lệ.

Như vậy, các nguồn tài nguyên nước xuyên biên giới giữa Palestine và Israel phải được điều chỉnh bởi luật pháp quốc tế và các nguyên tắc chỉ đạo của các công ước quốc tế này.

 

2. Trên thực, tế, các nguồn nước ở Palestine và Israel có được chia sẻ theo luật pháp quốc tế không? 

Không. Trên thực tế, chính phủ Israel không tuân thủ luật quốc tế về nguồn nước cũng như các hiệp định họ đã ký kết. Hơn nữa, là Thế lực Chiếm đóng, Israel có các nghĩa vụ cụ thể đối với đất đai và người dân họ chiếm đóng. Thật không may, Israel không chỉ không thực hiện những trách nhiệm này, là những nghĩa vụ theo luật thông lệ quốc tế, mà thực tế vẫn tiếp tục khai thác tài nguyên thiên nhiên của Palestine trên lãnh thổ họ chiếm đóng. 

Bằng cách khai thác hơn 85% các nguồn tài nguyên này để Israel sử dụng độc quyền, bao gồm việc sử dụng ở các khu định cư bất hợp pháp của Israel, Israel chỉ dành chưa đầy 15% cho Palestine sử dụng. Điều này được thực hiện thông qua một hệ thống gồm hàng loạt lệnh quân sự của Israel, điều khiển và hạn chế nguồn nước cho người Palestine. 

Năm 1995, như một phần của Hiệp định Oslo, PLO đã ký một Hiệp định Lâm thời với Israel. Phụ lục III, Điều 40 của Hiệp định này đề cập đến vấn đề nước, việc phân bổ nguồn nước trong thời gian 5 năm, khi đó vấn đề nước dự kiến sẽ được giải quyết như là một phần của thoả thuận về vị thế vĩnh viễn giữa Nhà nước Palestine và Nhà nước Israel. Trong khi đó, Uỷ ban hỗn hợp về Nước (JWC) đã được thành lập để giám sát tất cả các dự án liên quan đến nước và nước thải ở Bờ Tây, mà về mặt lý thuyết đòi hỏi sự đồng thuận của cả Palestine và Israel đối với các dự án, việc sử dụng các tầng nước ngầm và các nguồn nước dùng chung, và việc bảo vệ các nguồn nước và bổ sung chúng. 

Hơn 24 năm sau khi Thỏa ước Lâm thời chấm dứt và Israel phải trả lại toàn bộ lãnh thổ bị chiếm đóng cho Palestine, Israel hiện nay vẫn tiếp tục kiểm soát hơn 60% Bờ Tây, duy trì quyền kiểm soát toàn bộ nguồn nước và các dự án khác, và tạo ra một hệ thống cấm đoán thống trị tăng gấp đôi. 

Trong khi nguồn nước dành cho người Palestine đã giảm, dân số Palestine đã tăng gấp đôi. Tính đến tháng 1 năm 2017, hơn 100 dự án về nước và vệ sinh của Palestine đang chờ phê duyệt. Kể từ năm 1967, không một giếng mới nào được Israel phê chuẩn ở Tầng ngậm nước phía Tây. Giếng được xây dựng mà không có giấy phép do Israel ban hành đều bị phá hủy có hệ thống bởi các lực lượng chiếm đóng Israel. 

Một khía cạnh quan trọng cuối cùng liên quan đến tài nguyên nước ở Israel và Palestine là thực tế rằng Bờ Tây, bao gồm Đông Jerusalem, và Dải Gaza, nay là Nhà nước Palestine, đã bị chiếm đóng quân sự trong gần 50 năm. Là Thế lực chiếm đóng, Israel có trách nhiệm bảo vệ người dân địa phương trong lãnh thổ mà họ chiếm đóng và bị cấm khai thác tài nguyên thiên nhiên để có lợi cho người dân của mình. Israel đã không thực hiện đầy đủ trách nhiệm trước và trực tiếp vi phạm trách nhiệm sau.

 

3. Điều này có nghĩa là gì với người Palestine? 

Đối với người Palestine, điều này có nghĩa là thiếu sự tiếp cận với nguồn nước, tùy theo vị trí và khả năng trả tiền để mua thêm nước, mà về cơ bản là họ phải ‘mua lại’ từ Israel. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhu cầu nước tối thiểu là 100 lít/người/ngày. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, mức trung bình của người Palestine là 73 lít/ngày, và ở một số khu vực thì mức tiêu thụ nước hàng ngày chỉ còn 25 lít/ngày. 

Một gia đình Palestine chi trung bình 8% chi tiêu hàng tháng cho việc mua nước, so với mức trung bình trên toàn thế giới là 3,5%. Ở một số khu vực thuộc quyền kiểm soát của Israel, người Palestine buộc phải dựa vào nước chở trong xe bồn, có thể tốn đến 50% chi tiêu hàng tháng. 

Tại Bờ Tây, một số cộng đồng Palestine được gắn kết với cái gọi là các mạng lưới nước "cộng đồng", cũng phục vụ những người định cư Israel sống bất hợp pháp trên đất Palestine bị chiếm đóng. Trong suốt những tháng mùa hè khô hạn, van nước dẫn đến các khu vực của người Palestine thường bị các cơ quan chức năng của Israel khóa lại, để người định cư Israel không bị thiếu nước. 

Tại Dải Gaza, nơi đã bị Israel phong tỏa quân sự trong 10 năm qua, tình trạng thiếu nước nghiêm trọng đã dẫn tới sự phụ thuộc nặng nề vào tầng dưới của lớp nước ngầm ven biển như là nguồn nước duy nhất của Gaza. Hai triệu người Palestine ở Gaza hiện đang chiết chiết xuất cao gấp gần ba lần mức tái nạp bền vững hàng năm của tầng nước ngầm này. Liên Hợp Quốc ước tính rằng tầng nước ngầm này sẽ bị hủy hoại không thể phục hồi vào năm 2020.

 

4. Điều này có nghĩa gì đối với người Israel? 

Trái ngược hoàn toàn với người Palestine, trung bình mỗi người Israel sử dụng khoảng 300 lít nước mỗi ngày. Các ước tính cho thấy người định cư Israel - những người sống bất hợp pháp trong các khu định cư trên đất của Palestine ở Bờ Tây bị chiếm đóng - sử dụng gấp 6 lần lượng nước so với các cộng đồng Palestine lân cận. Tại Thung lũng Jordan, các hóa đơn nước trung bình cho người định cư chỉ chiếm khoảng 0,9% chi tiêu hàng tháng của họ. Việc đóng van nước dẫn đến các khu vực của người Palestine vào mùa hè cho phép những người định cư duy trì mức sử dụng nước cao mà không bị gián đoạn bởi sự thiếu hụt, gây thiệt hại cho các cộng đồng người Palestine.

 

5. Liệu tình hình nước ở Palestine/Israel có thể được định nghĩa là Phân biệt chủng tộc? 

Theo luật pháp quốc tế (đặc biệt là Quy chế Rome của Toà án Hình sự Quốc tế), tội ác Phân biệt chủng tộc được định nghĩa là: "những hành động phi nhân tính ... được thực hiện trong bối cảnh một chế độ đàn áp và thống trị có hệ thống đã được thể chế hóa, bởi một nhóm chủng tộc đối với bất kỳ nhóm chủng tộc nào khác và cam kết với mục đích duy trì chế độ đó [.] " 

Năm 2013, tổ chức nhân quyền Al-Haq đã công bố một báo cáo có tựa đề “Water for One People Only: Discriminatory Access and ‘Water-Apartheid’ in the OPT” (Nguồn nước cho một Dân tộc duy nhất: Quyền tiếp cận phân biệt đối xử và ‘Sự phân biệt chủng tộc về nguồn nước’ ở các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng), trong đó mang lại một phân tích pháp lý chuyên sâu và đưa ra ba trụ cột của ‘Chế độ phân biệt chủng tộc về Nước’ của Israel: 

Phân chia dân số theo các Đường Chủng tộc

Chia tách thành các khu vực địa lý khác nhau

Sử dụng "An ninh" để bào chữa cho một chế độ Thống trị và Đàn áp có Hệ thống đã được thể chế hóa. 

Báo cáo kết luận rằng "việc Israel thực hiện bất hợp pháp các quyền chủ quyền đối với tài nguyên nước của Palestine và các chính sách và thực tiễn phân biệt đối xử của Israel là những yếu tố không thể tách rời của một hệ thống thống trị thể chế hóa Israel Do Thái đối với người Palestine dưới hình thức một chế độ thuộc địa và phân biệt chủng tộc".