Trang chủ Đại sứ quán Tin tức & Thông cáo Báo chí Báo cáo của Đại sứ Đặc biệt của LHQ về tình hình các Quyền con người tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng từ năm 1967

Báo cáo của Đại sứ Đặc biệt của LHQ về tình hình các Quyền con người tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng từ năm 1967

Thứ sáu, 28 Tháng 3 2014 11:35

Báo cáo của Đại sứ Đặc biệt của LHQ về tình hình các Quyền con người tại các vùng lãnh thổ Palestine

bị chiếm đóng từ năm 1967, Richard Falk

(Lược dịch một số phần từ bản gốc bằng Tiếng Anh)

Tóm tắt

Báo cáo này là bản báo cáo chung cuộc của Đại sứ Đặc biệt hiện tại của Liên Hợp Quốc về tình hình các Quyền con người tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng từ năm 1967, ông Richard Falk, được đệ trình theo nghị quyết 1993/2 A của Hội đồng về Quyền con người và quyết định 2/102 của Ủy ban Quyền con người. Trong báo cáo này, Đại sứ Đặc biệt nói về các khu định cư Israel ở Bờ Tây, bao gồm Đông Jerusalem, và bức tường chiếm đóng trong bối cảnh kỷ niệm 10 năm‎‎ Tòa án Công l‎ý Quốc tế đưa ra ý kiến ​​tư vấn, và xem xét các chính sách và hoạt động thực tế của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, với việc cấm chia tách và phân biệt chủng tộc. Ông Falk cũng nêu rõ những quan ngại liên quan đến tình hình ngày càng xấu đi của các quyền con người của những người Palestine đang sống trong sự phong tỏa của Israel ở Dải Gaza.

Nội dung                                                                                                                                       

            I.     Giới thiệu

          II.     Bức tường và ý kiến tư vấn năm 2004

         III.     Các khu định cư Israeli và sự chia cắt lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng

         IV.     Dải Gaza  

          V.     Câu hỏi về sự phân biệt chủng tộc và chia cắt

         VI.     Các nhận xét kết luận

       VII.     Các kiến nghị

 

I.          Giới thiệu

  1. Trong bản báo cáo chung cuộc này với Ủy ban Quyền con người, Đại sứ Đặc biệt về tình hình các quyền con người tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng từ năm 1967 muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ này trong việc cung cấp một bằng chứng độc lập về những tác động của sự chiếm đóng liên tục của Isreal tại Palestine.
  2. Không may là Israel đã từ chối mọi sự hợp tác dù là nhỏ nhất với nhiệm vụ này, như không cho Đại sứ Đặc biệt tiếp cận với vùng đất Palestine bị chiếm đóng trong suốt 6 năm qua, hoặc không trả lời một số yêu cầu giúp đỡ khẩn cấp trong phạm vi của nhiệm vụ này. Đại sứ Đặc biệt này đã bị trục xuất vào tháng 8/2008 khi cố gắng vào Israel để thực hiện một công việc nằm trong nhiệm vụ này để thăm vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, và bị bắt giữ qua đêm trong những điều kiện giam giữ khó chịu.
  3. Luật pháp quốc tế. Một chủ đề xuyên suốt trong các báo cáo của Đại sứ Đặc biệt trong suốt 6 năm qua là việc Israel liên tục không tuân thủ các tiêu chuẩn luật pháp rõ ràng được quy định trong Hiệp ước Geneva, liên quan đến việc Bảo vệ Dân thường trong Thời gian Chiến tranh (Hiệp ước Geneva IV), cũng như trong các luật nhân đạo quốc tế và luật pháp quốc tế về các quyền con người.
  4. Palestine. Sau khi Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã công nhận Palestine là một Nhà nước quan sát viên phi thành viên tại Nghị quyết số 67/19 vào ngày 29/11/2012, dường như nên gọi vùng lãnh thổ đang nằm dưới sự chiếm đóng của Israel là « » thì đúng hơn là « Các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng ».
  5. Trách nhiệm tập thể. Các báo cáo gần đây đã nhấn mạnh sự liên quan tiềm tàng của các tập đoàn và các thể chế tài chính có liên quan hoặc được hưởng lợi từ các khu định cư của Israel. Sự thành lập và phát triển liên tục của các khu định cư là vi phạm điều 49(6) của Hiệp ước Geneva IV, một đánh giá đã được tái khẳng định bởi Tòa án Công l‎ýquốc tế trong ‎‎ý kiến tư vấn năm 2004 về những bức tường.
  6. “Cuộc chiến về tính hợp pháp”. Đi tìm các quyền của người Palestine trong hoàn cảnh bị chiếm đóng kéo dài, ngày càng có l‎ý do để tin rằng bất chấp thẩm quyền của luật pháp quốc tế và mong muốn rõ ràng của các Nhà nước Thành viên của Liên hợp quốc, tình hình về cơ bản là đang đóng băng, nếu không nói là thoái lui. Những hy vọng của người Palestine về sự thừa nhận các quyền cơ bản của họ giờ đây đã chuyển sang gắn liền với một « cuộc chiến về tính hợp phá», liên quan đến một cuộc chiến đấu trên toàn thế giới để giành kiểm soát trước cuộc tranh cãi về các quyền pháp l‎ý và các nguyên tắc đạo đức trong một cuộc xung đột được hỗ trợ bởi một phong trào đoàn kết toàn cầu, phong trào đã bắt đầu có ảnh hưởng tới ‎ kiến của cộng đồng.
  7. Ngôn ngữ. Đại sứ Đặc biệt tin rằng ngôn ngữ sử dụng để xem xét sự bất bình của người Palestine liên quan đến luật nhân đạo quốc tế và luật về các quyền con người ở Palestine cần phải phản ánh thực tế hàng ngày, và không chỉ quá chú ‎ývề mặt thuật ngữ kỹ thuật hay uyển ngữ, giấu giếm sự chịu đựng của con người bắt nguồn từ những sự vi phạm.
  8. Tình trạng khẩn cấp ở Gaza. Những biến cố mới trong khu vực, cùng với sự phong tỏa bất hợp pháp từ giữa năm 2007 đến nay, đã tạo ra một tình thế vô cùng khẩn cấp ở Dải Gaza, đe dọa đến toàn bộ cư dân tại đây.
  9. Sự cấp bách. Có một thực tế khắc nghiệt là những người dân bị chiếm đóng và bao vây ở Gaza, trong đó hơn một nửa là trẻ em, không có được sự bảo vệ mà họ có quyền nhận được theo luật nhân đạo quốc tế, theo đó Thế lực chiếm đóng phải có một trách nhiệm tổng thể là hành động theo cách có thể bảo vệ dân thường trước thiệt hại.

VII. Các khuyến nghị

Trong bản báo cáo chung cuộc này, Đại sứ Đặc biệt muốn nhân cơ hội này nhắc lại một số khuyến nghị trong quá khứ và thêm một vài khuyến nghị mới, cụ thể như sau:

(a)Các quyền hợp pháp của người Palestine, trong đó có quyền tự quyết, được tôn trọng và thực thi đầy đủ với nỗ lực, nhằm đạt được một giải pháp hòa bình và công bằng cho cuộc xung đột giữa hai dân tộc;

(b)Đại Hội đồng yêu cầu Tòa án Công l‎ý Quốc tế đưa ra một ý kiến tư vấn về vị trí pháp lý của Palestine bị chiếm đóng đã từ rất lâu

(c)Ủy ban Quyền con người chỉ định một nhóm chuyên gia đề xuất một nghị định thư đặc biệt bổ sung Công ước Geneva IV với mục đích cụ thể là đưa ra một cơ chế pháp lý cho bất kỳ sự chiếm đóng nào kéo dài hơn 5 năm;

(d)Cộng đồng quốc tế điều tra toàn diện về hoạt động kinh doanh của các công ty và định chế tài chính đăng k‎ý tại nước sở tại liên quan, có lợi nhuận từ các khu định cư của Israel và các hoạt động bất hợp pháp khác của người Israel, và có những hành động phù hợp nhằm chấm dứt thực tiễn đó và đảm bảo sự bồi thường thích đáng cho những người Palestine bị ảnh hưởng. Các Nhà nước Thành viên nên xem xét áp đặt lệnh cấm nhập khẩu nông phẩm từ các khu định cư;

(e)Các cuộc điều tra trong tương lai nên xem xét liệu mối liên hệ giữa các tập đoàn nước ngoài với các chính sách chiếm đóng bất hợp pháp đi kèm các khu định cư (ví dụ bức tường chia cắt, phong tỏa Gaza, phá hủy nhà cửa, sử dụng vũ lực quá đà…) có không nên bị coi là “khó giải quyết” theo luật pháp quốc tế hay không, và được giải quyết tương tự như các khuyến nghị liên quan đến các khu định cư;

(f)Chính quyền Israel ngừng mở rộng và tạo thêm các khu định cư trên lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, bắt đầu phá dỡ các khu định cư đang tồn tại và đưa công dân của mình trở về phía Israel của Đường Xanh lá cây, bồi thường thích đáng cho những thiệt hại do hoạt động định cư và các hoạt động liên quan kể từ năm 1967, và hành động mẫn cán để bảo vệ những người Palestine đang sống dưới sự chiếm đóng của Israel trước bạo lực của người định cư;

(g)Chính quyền Israel ngay lập tức dỡ bỏ sự phong tỏa bất hợp pháp tại Gaza, ngừng các cuộc xâm nhập quân sự, cho phép người Gaza hưởng lợi đầy đủ từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên nằm trong biên giới của họ hoặc ngoài khơi bờ biển Gaza, và quan tâm đến tình trạng khẩn cấp đang ngày càng trầm trọng ở Gaza;

(h)Ủy ban về Các Quyền con người quan tâm hơn tới việc Israel không hợp tác với hoạt động thông thường của Liên hợp quốc như của Đại sứ Đặc biệt về tình hình quyền con người tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng từ năm 1967, và không bảo vệ Đại sứ Đặc biệt khỏi những cuộc tấn công làm mất danh dự, đánh lạc hướng chú ý khỏi những vấn đề độc lập không thể thiếu của nhiệm vụ này.